Thúc đẩy đầu tư công phát triển kinh tế & liên kết vùng. Hiện nay, Đồng Nai đang triển khai thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công về giao thông hạ tầng nhằm kết nối vùng và tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều này sẽ giúp cho tỉnh trở thành điểm nóng và thu hút các nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: BĐS, thương mại dịch vụ, logistics, du lịch, sản xuất công nghiệp.
Chạy đua về tiến độ nhiều dự án tại Long Thành
Đồng Nai là nơi được xem là cửa ngõ lưu thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vì trên địa bàn tỉnh có rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua như: cao tốc Bắc - Nam, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây (mở rộng), cao tốc Long Thành - Bến Lức, cao tốc Vũng Tàu -Biên Hòa, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không QT Long Thành, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, cảng Phước An, cầu Cát Lái, đặc biệt là siêu dự án sân bay Long Thành. Trong thời gian, các dự án đang được Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành đưa vào khai thác.
Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định số 1831/QĐ - TTg về các danh mục Quốc gia các dự án được kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 đến 2025. Đồng Nai có 03 dự án về đường sắt lớn với tổng vốn đầu tư hơn 5,621 tỷ U.S.D. Trong đó bao gồm Đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng, chiều dài hơn 39 km kéo dài từ Đồng Nai qua Bình Dương và TP. HCM, tổng vốn đầu tư lên tới 2,977 tỷ U.S.D.
Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Cảng hàng không QT Long Thành để kết nối hành khách giữa trung tâm TP. HCM với sân bay QT Long Thành và ngược lại. Dự án này làm mới hơn 37km đường sắt và vốn đầu tư 174 triệu U.S.D. Dự án đường sắt Vũng Tàu - Biên Hòa kết nối đường sắt quốc gia với cảng Cái Mép và các cảng biển khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài 84 km, chia thành 02 giai đoạn để thực hiện, với tổng vốn đầu tư 2,47 tỷ U.S.D (thuộc Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu).
Các dự án đầu tư công lớn tại tỉnh Đồng Nai đã tạo nên điểm nóng cho nhiều nhà đầu tư trong nước, nước ngoài muốn vào tỉnh đầu tư trên với nhiều lĩnh vực khác nhau như là: các BĐS khu đô thị, thành phố thông minh, mảng thương mại - dịch vụ, sản xuất công nghiệp, du lịch và logistics…Từ 3 đến 4 năm trước, đã có nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã tìm đến Đồng Nai tìm hiểu môi trường đầu tư với dự tính sẽ đổ vốn vào các dự án.
Sức hút của khu vực Long Thành với nhà đầu tư
Ngay thời điểm này, khu vực có sức hút mạnh mẽ nhất là tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Long Thành nói riêng. Bên cạnh sân bay QT Long Thành với dự kiến sẽ đưa vào khai thác trong năm 2025 sắp tới, Chính phủ gấp rút triển khai nhằm kết nối tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ với khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đều kết nối về sân bay.
Qua đó, trong tương lai không xa người dân từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Trung đi về Đồng Nai sẽ rất thuận tiện, đồng thời sẽ rút ngắn thời gian chỉ còn 30% so với trước đây.
Tỉnh Đồng Nai có chiến lược thúc đẩy nhanh với việc đầu tư xây dựng Cảng thủy Phước An (thuộc H. Nhơn Trạch) với tổng mức vốn trên 17 ngàn tỷ VNĐ, mở rộng cảng thủy Gò Dầu (H. Long Thành) cùng với việc mở rộng cảng thủy Đồng Nai (TP. Biên Hòa) nhằm phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, vận chuyển hàng hóa cho những K.C.N của 03 địa phương trên qua đường thủy.
Sắp tới, tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng huyện Long Thành trở thành nơi gọi là "thành phố sân bay" hiện đại phát triển về công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics. Nắm bắt với nhiều cơ hội trên, thời gian qua đã có nhiều tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài cũng đã đăng ký thực hiện các dự án lớn tại Long Thành như: Tập đoàn Địa Ốc Kim Oanh đầu tư Khu đô thị Thương mại - giải trí Century City gần 50ha chỉ cách sân bay Long Thành 2 km; Tập đoàn Amata (Thái Lan) đầu tư Khu đô thị, K.C.N công nghệ cao Long Thành gần sân bay,…
Hiện nay, lưu thông từ TP. HCM bằng đường cao tốc về huyện Long Thành chỉ mất khoảng 30 phút, tương đương với người dân trong các quận vùng ven về trung tâm thành phố. Do đó, sau đợt dịch bệnh Covid19 lần thứ tư vừa qua, nhiều người dân TP. HCM có xu hướng di dời ra các vùng ven thành phố để sinh sống, vì đất đai còn nhiều, giá cả còn mềm.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Việt Nam cho biết: “Sau dịch, nhiều người dân TP. HCM sẽ chọn lựa mua đất, mua nhà ở các vùng ven vì giá cả còn rẻ, lưu thông thuận lợi, thời gian tương đương với đi lại trong các khu vực nội thành. Chính phủ và các tỉnh, thành đang ưu tiên thúc đẩy nhanh các dự án giao thông hạ tầng để kết nối, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, việc đi lại giữa huyện Long Thành, TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch về TP. HCM sẽ nhanh nên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, người lao động sẽ chọn ở những vùng ven và làm việc tại TP. HCM nhiều hơn. Vì thế nhu cầu sở hữu nhà, đất ở khu vực Long Thành, Nhơn Trạch, Biên Hòa tăng cao trong thời gian tới.”
Tổng hợp