Bất chấp Covid, dòng tiền vẫn đổ vào bất động sản

09-12-2021

Bất động sản là kênh đầu tư tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn ở thời điểm hiện tại trong bối cảnh nền kinh tế đối diện với lạm phát và những rủi ro khác từ dịch bệnh.

Chọn kênh đầu tư an toàn

Kinh tế Việt Nam được nhận định đang đứng trước rủi ro lạm phát khi Chỉnh phủ triển khai mạnh các biện pháp phục hồi tăng trưởng bằng nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ. 

Tại Việt Nam, trung tuần tháng 11-2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo “năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn”. Còn theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến việc di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia và địa phương gặp nhiều cản trở, đẩy chi phí logistic lên cao.

Trước thông tin này, giới đầu tư nhà đất đã bắt đầu có những tính toán về nơi gửi gắm dòng tiền. Trong đó, câu hỏi lớn nhất ở thời điểm này là có nên rút hết tiền mặt đi mua nhà đất nếu nguy cơ lạm phát xảy ra. Nhìn lại diễn biến thị trường BĐS trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là ở giai đoạn 2006 – 2008, khi lạm phát xảy ra thị trường đã chứng kiến việc nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán và chuyển hướng sang BĐS. Lượng tiền lớn đổ vào BĐS khiến giá nhà đất tăng đột biến.

Thời điểm này, giá nhà đất tại một số khu vực TPHCM từng ghi nhận tăng 100-150% chỉ trong giai đoạn từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2008. Trong giai đoạn này còn ghi nhận dòng vốn tín dụng ngân hàng và dòng vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào thị trường địa ốc. Theo thống kê, chỉ trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS là 8 tỷ USD. Điều này cho thấy càng lạm phát người dân càng có xu hướng bỏ tiền vào nhà đất để tránh mất giá. Thậm chí, ngay cả trong lạm phát, giá nhà đất tiếp tục tăng là cơ hội cho các nhà đầu tư chốt lời “khủng”.

Tại một tọa đàm trực tuyến mới đây, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho hay, về kinh tế học khi lạm phát xảy ra, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ neo vào các kênh như vàng, dầu và BĐS. Nếu mua một căn nhà với giá 1 tỷ đồng, khi lạm phát xảy ra, giá sẽ tăng lên 1,2-1,5 tỷ đồng. Ông Khương khuyến nghị, lạm phát xảy ra, càng đầu tư BĐS càng lớn, càng tốt. Nếu nhà đầu tư không sử dụng đòn bẩy tài chính thì việc xuống tiền ngay từ bây giờ là hợp lý. Ông Khương cũng cho rằng, tỷ suất sinh lời cao và nhanh ở thời điểm hiện tại sẽ khác so với những năm trước. Không phải cứ đầu tư năm nay là năm sau kiếm được 40-50%. Vị chuyên gia này còn tiết lộ thêm, hiện ông cũng đổ toàn bộ tiền vào BĐS.

Đi tìm những vùng “đất mới”

Câu chuyện lạm phát tưởng chừng như còn xa xôi nhưng trên thực tế giới đầu tư nhà đất đều đã đoán trước tình thế này. Thời gian gần đây, tại nhiều khu vực các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại các khu vực miền Đông Nam bộ, nơi dự báo sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng như Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đã không ngừng chứng kiến các nhà đầu tư đổ xô đi “săn đất”. Các chuyên gia khuyến cáo, không thể phủ nhận bất động sản là kênh đầu tư mang nhiều cơ hội, nhưng mất chốt vẫn là việc làm thế nào tìm kiếm được sản phẩm đầu tư sao cho an toàn nhất. Nói về cơ hội, Bà Rịa Vũng Tàu thời gian qua dường như đang trở thành tâm điểm. Sau các khu vực Phú Mỹ,  Xuyên Mộc… tăng nóng, giá bất động sản đã bị đẩy lên cao, gần đây huyện Đất Đỏ đã trở thành điểm nóng mới khi liên tục ghi nhận sự đổ bộ của nhà đầu tư. Nhiều phòng công chứng một cửa phải xếp hàng dài từ bãi giữ xe. Tại nhiều ngân hàng, thời gian qua cũng ghi nhận hiện tượng người dân xếp hàng chờ đợi rút tiền mặt từ các sổ tiết kiệm để tìm kiếm kênh gửi gắm khác an toàn hơn.

Đi tìm lời giải cho nguyên nhân vì sao Đất Đỏ lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư, khi nhận cho thấy, lợi thế lớn nhất của Đất Đỏ là giá còn mềm so với nhiều khu vực, trong khi đây là khu vực có nhiều tiềm năng, dư địa phát triển. Khu công nghiệp Đất Đỏ 1 (huyện Đất Đỏ) đang nhận rất nhiều các dự án có tổng mức đầu tư lớn, đảm bảo tiêu chí về môi trường.

JLB Tổng hợp